7 LOẠI BÚP BÊ TRUYỀN THỐNG NHẬT BẢN

Búp bê (tiếng Nhật gọi là Ningyo – 人形) là một nét đặc trưng trong văn hoá nghệ thuật của đất nước Nhật Bản. Nó bao gồm nhiều loại, đặc biệt là búp bê truyền thống. Búp bê Nhật Bản có niên đại từ các bức tượng Dogu của Thời kỳ Jomon và các hình nhân Haniwa. 

Đối với người Nhật Bản, búp bê là đại diện cho chính con người họ, mang tính chất, phẩm giá như những con người của đất nước “mặt trời mọc”. Do đó, chiêm ngưỡng búp bê của Nhật Bản, người xem cũng thấy được cảnh tượng thiên nhiên cũng như cuộc sống, sắc thái văn hóa của người Nhật, từ cung đình đến dân dã: búp bê Hatsumode trong hình ảnh cô gái đi lễ chùa đầu xuân, búp bê công chúa với bộ kimono 18 lớp, búp bê cung đình với hình ảnh cung nữ đang chơi đàn biwa, búp bê Kyoto thể hiện cho thành phố Kyoto, búp bê Hoàng Thái tử,…

*

Một trong những mục đích lớn nhất của búp bê truyền thống của Nhật Bản là làm quà tặng cho trẻ em nhân Lễ hội bé gái ngày 3/3 và Lễ hội bé trai ngày 5/5, với ý nghĩa bảo hộ cho các em bé đó. Ngoài ra, còn có những loại búp bê để trừ tà ma, bệnh tật…

Tại Nhật Bản, búp bê truyền thống không chỉ là một món đồ chơi thông thường hay quà tặng lưu niệm, mà người Nhật tin rằng trong mỗi loại búp bê có một sức mạnh thần thông xua đuổi được tà ma, bệnh tật, uế khí, bảo vệ con người.

Bạn đang xem: 7 loại búp bê truyền thống nhật bản

Với người Nhật, chơi búp bê cũng giống như thưởng trà. Búp bê không phải để trang trí, mà là một người bạn tâm tình. Do đó, nghệ nhân làm búp bê phải có khả năng thổi hồn vào từng con búp bê.

Để chế tạo một búp bê cần 20-30 người tham gia: người làm khuôn, người may trang phục, người vẽ mặt, người tạo kiểu tóc… Trong khi đó, công việc phục chế búp bê có thể thực hiện một mình và tốn ít thời gian hơn.

*

Người Nhật quan niệm, búp bê có linh hồn và sức mạnh nên nghệ nhân phục chế chính là người đánh thức linh hồn cho búp bê. Ngoài những kỹ năng tổng hợp, người làm công việc phục chế búp bê phải “biết trân trọng, nâng niu, vui buồn cùng búp bê”, “thay vì chỉ ngắm nhìn búp bê, tôi luôn muốn mọi người cùng nói chuyện với búp bê”.

Ở Nhật Bản có rất nhiều loại búp bê truyền thống khác nhau với đa dạng hình dáng và chất liệu. Trong đó nổi bật với 13 loại búp bê sau đây:

Búp bê Gogatsu

*

Gogatsu là loại búp bê dùng để trang trí trong ngày hội bé trai hàng năm vào mùng 5 tháng 5. Búp bê mặc trang phục áo giáp giống như võ sĩ thời xưa và đi kèm theo chính là kiếm đạo, cung tên,… với vẻ bề ngoài mạnh mẽ, cường tráng. Búp bê Gogatsu truyền tải thông điệp: cầu mong các bé trai đều khôn lớn, khỏe mạnh và có năng lực bảo vệ chính mình cũng như những người thân yêu.

Búp bê Hina

Búp bê Hina là loại búp bê trang trí có từ thời Heian (794-1185). Đó cũng là lý do mà búp bê Hina thường mặc trên mình những bộ trang phục lấy cảm hứng từ thời Heian. Búp bê Hina có thân hình chóp tinh xảo với nhiều lớp vải bọc cầu kì quanh một khối hình làm bằng rơm hay gỗ.

Búp bê Hina thường được sử dụng trong dịp lễ Hinamatsuri – Lễ hội búp bê của các bé gái Nhật Bản diễn ra vào ngày 3/3 hàng năm.

Không chỉ là búp bê đại diện cho các bé gái, Hina còn là biểu tượng cho vua và hoàng hậu cùng những cận thần. Vì thế mà một bộ búp bê Hina đầy đủ phải có ít nhất 15 con trong trang phục truyền thống, thể hiện đủ tính cách.

*

Bộ búp bê Hina được người Nhật bày trên một tấm thảm màu đỏ thắm, được xếp thành những tầng bậc cụ thể một cách trật tự. Ở tầng cao nhất có hai búp bê vua và hoàng hậu mặc trang phục lộng lẫy. Phía sau hai búp bê bày những tấm bình phong bằng giấy vàng, còn bên cạnh có những chiếc đèn lồng đứng vẽ hoa anh đào nở, gọi là bonbori. Ở tầng thứ hai, người Nhật bày 3 búp bê cung nữ. Có hai người ở tư thế đứng, người còn lại thì ngồi. Nhiệm vụ của 3 cô búp bê này là rót rượu sake cho nhà vua và hoàng hậu. Tầng thứ ba có 5 nam nhạc công. Họ cầm trong tay những nhạc cụ khác nhau như trống và sáo. Một búp bê nam cầm quạt chính là ca sĩ của bữa tiệc cung đình. Tại tầng thứ tư, người Nhật bày hai búp bê đại thần, một người già và một người trẻ. Họ thường mang cung tên trong tay. Còn ở tầng thứ năm, có 3 búp bê samurai làm nhiệm vụ bảo vệ vua và hoàng hậu. Các tầng sáu và bảy được bày biện nhiều loại đồ dùng khác nhau, thể hiện sự sang trọng ở hoàng cung.

Búp bê Kimekomi

Búp bê gỗ Kimekomi là hình ảnh của những thiếu nữ Nhật thời xưa, dịu dàng, e ấp trong bộ kimono truyền thống và vẻ đẹp cổ điển với mái tóc đen huyền, khuôn mặt tròn, bầu bĩnh (theo người Nhật, khuôn mặt tròn là khuôn mặt phúc hậu).

*

Loại búp bê này được chạm trổ từ gỗ cây liễu và được trang trí với những mảnh trang phục nhỏ. Kimekomi truyền thống cũng được làm từ những mẫu gỗ đẽo gọt, chạm trổ. Trên thân búp bê, người thợ sẽ rạch những đường xẻ rãnh để mép vải quần áo của búp bê có thể giấu vào đó.

Ngày nay, búp bê này là một sản phẩm mỹ nghệ phổ biến với những chiếc đầu búp bê với nhiều kiểu tóc đa dạng khác nhau có thể được mua tách rời để về ghép với thân búp bê.

Búp bê Kokeshi

Kokeshi là con búp bê gỗ làm bằng tay của người Nhật Bản. Chúng được biết đến như là một trong những tác phẩm nghệ thuật dân gian truyền thống quan trọng và lâu đời nhất của “xứ sở hoa anh đào”.

Có từ thời Edo (1600-1868), búp bê Kokeshi là sản phẩm nổi tiếng của vùng Tohoku. Những con búp bê đầu tiên được các nghệ nhân nơi đây đẽo và bán cho du khách. Kokeshi là hình các bé gái có đầu tròn tương đối to và thân hình trụ. Nét mặt được họa bằng những đường nét đơn giản. Trên thân búp bê được phủ một lớp sáp mỏng. Họa tiết trên thân cũng đơn giản như hoa lá cỏ cây với những gam màu cơ bản như đen, đỏ, vàng và tím. Điểm hết sức độc đáo ở những con búp bê này là chúng không hề có chân tay. Và, do được các nghệ sỹ gọt và vẽ hoàn toàn bằng tay nên không con nào giống con nào và tất cả đều là con duy nhất. Vì thế Kokeshi trở thành một trong những đồ chơi truyền thống hấp dẫn nhất vẫn tồn tại cho đến ngày nay. Một số búp bê có khuôn mặt hạnh phúc, mỉm cười, và hân hoan, trong khi một số khác có khuôn mặt trầm ngâm, ưu tư và thậm chí rất nghiêm nghị.

Búp bê Kokeshi truyền thống mang nhiều ý nghĩa về văn hóa tâm linh độc đáo của địa phương, là biểu tượng cho sự an lành. Họ tin rằng những đứa trẻ chơi với những con búp bê này sẽ được trời che chở và khỏe mạnh. Họ cũng tin tưởng búp bê Kokeshi hứa hẹn sẽ mang đến một vụ mùa bội thu. Một số khác mua con búp bê về để chúng bảo vệ ngôi nhà khỏi hỏa hoạn…

*

Ngoài búp bê truyền thống, người ta còn sáng tạo ra những con búp bê Kokeshi mang hơi thở của nghệ thuật đương đại từ sau Thế chiến II. Những con Kokeshi hiện đại này có kiểu dáng đa dạng với màu sắc tự do, phóng khoáng hơn. Chúng hình thành nhờ áp dụng kỹ thuật độc đáo khác như khắc và nung, những phương pháp không sử dụng để tạo ra những con Kokeshi truyền thống. Chúng vẫn có cái đầu to nhưng đã có tóc, chân và tay với dáng vẻ điệu bộ hơn với ô, quạt, bông hoa, quả bóng trên tay, thậm chí có con búp bê mẹ địu cả con mình trên lưng…

Kokeshi được làm chủ yếu từ gỗ cây muzuki (cây nước) do thớ gỗ loài cây mềm mại hơn. Tuy nhiên, loại gỗ được ưu chuộng nhất là gỗ cây anh đào vì có gam màu sẫm truyền thống. Ngoài ra, gỗ của loài cây phong Nhật Bản cũng được sử dụng để làm búp bê Kokeshi cả truyền thống và hiện đại. Loại gỗ này được để ngoài trời từ 1 đến 5 năm trước khi đưa vào chế tác.

Từ lâu, Kokeshi cũng đã trở thành một món quà tinh tế quý giá cho những người đặc biệt. Trên thân một số búp bê được chiện tên người được tặng cùng với một số câu thơ Haiku (lối thơ cổ của đất nước Phù Tang) theo phong cách thư pháp Nhật Bản truyền thống. Kích thước Kokeshi đa dạng, bé xíu như ngón tay và cũng có khi lớn như một em bé sơ sinh. Búp bê Kokeshi thực sự là một kiệt tác nghệ thuật tuyệt vời bởi chỉ qua vài đường nét vẽ giản đơn, người nghệ sỹ đã thổi hồn và tâm trạng của mình để biến những con búp bê gỗ tưởng chừng vô tri thành những tác phẩm đầy sống động.

Búp bê Gosho

Có lịch sử khoảng 400 năm, búp bê Gosho là những bức tượng nhỏ màu trắng, có dáng vẻ mũm mĩm với những cái đầu to tròn được chạm trổ từ gỗ cây liễu. Một số búp bê Gosho không có trang phục, tuy nhiên cũng có một số con mặc quần áo sáng màu, sặc sỡ và mang nhiều phụ kiện khác nhau.

*

Trong thời kỳ Edo, chúng thường được Hoàng gia tặng cho các sứ giả, do đó chúng được gọi là “búp bê Hoàng cung” (御所 – Gosho). Ngoài ra, búp bê Gosho còn đại diện cho trẻ sơ sinh và có ý nghĩa mang lại may mắn cho trẻ nhỏ.

Búp bê Okiagari Koboshi

*

Có nguồn gốc từ thế kỷ thứ 14, Okiagari Koboshi là một loại búp bê có hình dạng béo tròn được làm từ giấy bồi và chúng có thể trở lại tư thế thẳng đứng khi bị xô ngã. Okiagari Koboshi là vật mang lại may mắn, là biểu tượng của sự kiên cường trong những lúc nghịch cảnh và khả năng hồi phục.

Xem thêm: Nên Mua Máy Làm Bánh Mì Của Nhật Bản Mk E, Máy Làm Bánh Mì Tự Động Siroca

Búp bê Teru Teru Bozu

Teru Teru Bouzu là một loại búp bê truyền thống dùng để cầu thời tiết của Nhật Bản. Trong tiếng Nhật “teru” có nghĩa là nắng còn “bouzu” là pháp sư, nhưng ngày xưa bé trai Nhật thường để đầu trọc nên chúng ta có thể dịch là “cậu bé để đầu trọc”.

Teru Teru Bouzu trở nên phổ biến từ thời kỳ Edo khi mà trẻ em thành thị thường treo nó lên để cầu nguyện thời tiết tốt cho hôm sau.

*

Teru Teru Bouzu rất dễ làm và thường được làm bằng khăn giấy hay vải bông. Teru Teru Bouzu thì không con nào giống con nào bởi vì mỗi con có một cách trang trí khác nhau, nhưng chúng đều có một công dụng như một lá bùa để cầu nguyện cho một ngày có thời tiết như ý muốn. Teru Teru Bouzu được trẻ em treo thành hàng ở hiên nhà hay cửa sổ. Thường trước những buổi cắm trại hay hoạt động ngoài trời, búp bê cầu mưa luôn được treo lên để cầu nguyện cho một buổi cắm trại đầy nắng ấm. Khi có ai đó treo ngược đầu búp bê hướng xuống đất có nghĩa là cầu rằng trời sẽ mưa.

Búp bê Teru Teru Bouzu gắn với một lịch sử rất đen tối mà hẳn rất ít người biết đến. Đó là câu truyện về một nhà sư hứa với nông dân là sẽ ngừng mưa và mang đến thời tiết đẹp trong một thời gian dài bởi vì cơn mưa đang phá hoại mùa màng. Nhưng khi nắng không đến và mùa màng thất bát ông đã bị hành hình.

Búp bê Daruma

Búp bê Daruma ra đời vào những năm 1603-1867 có hình tròn mô phỏng hình dáng của vị Phật Bodhidharma (Bồ Đề Lạt Ma) với hai chân bắt chéo lên nhau và hai tay xếp sát vào thân thể. Daruma không có tay chân, có râu ria và phần trọng tâm nằm ở dưới đế tương tự như lật đật, không bao giờ bị ngã.

Búp bê Daruma được làm từ loại giấy bồi truyền thống của Nhật Bản. Quy trình làm Búp bê Daruma đầu tiên sẽ là dán các lớp giấy bồi lên khung có sẵn. Sau đó là các công đoạn sơn và vẽ hoa văn trang trí lên lớp giấy bồi. Mỗi sản phẩm hoàn thiện đều phải trải qua 16 công đoạn mới có thể tạo được hình dáng hoàn chỉnh. Điểm cộng của Búp bê Daruma là tất cả các quy trình đều được làm hoàn toàn thủ công nên mỗi Daruma đều mang những biểu cảm khác nhau. Kích thước của từng búp bê cũng không đồng nhất mà phụ thuộc vào từng ý niệm của người thợ.

Màu sắc của búp bê Daruma không cố định, nhưng màu truyền thống thì vẫn là màu đỏ. Màu đỏ có thể là bắt nguồn từ màu áo đỏ của Bồ Đề Đạt Ma.

*

Người Nhật cũng thường viết chữ “Phước” lên bụng Daruma như một loại bùa may mắn. Mặt được vẽ đầy đủ lông mày, mũi, ria, mép. Và khi mua về, người ta có thể viết nguyện vọng hay mơ ước của mình lên má và viết tên họ lên cằm búp bê Daruma. Đến khi những mong muốn đã được xác định, hay bắt đầu có quyết định làm việc gì đó trong năm thì lấy bút lông vẽ con ngươi thứ nhất lên tròng trắng mắt của Daruma rồi đặt lên vị trí trang trọng trong công sở, hoặc ngang bàn thờ Phật trong nhà để cầu mong sự thành công. Khi điều ước của họ đã trở thành sự thật thì sẽ vẽ tiếp con ngươi thứ hai cho mắt còn lại. Mỗi hình tượng Búp bê Daruma còn thể hiện sự kiên trì và phấn đấu lao động của mỗi chủ nhân.

Ban đầu, người ta tạo ra những con búp bê này có khả năng giữ thăng bằng tốt. Dù có xô ngã chúng cỡ nào thì các con Daruma vẫn trở lại được vị trí ban đầu. Theo thời gian, điều này giúp chúng trở thành biểu tượng của sự hồi phục. Đó cũng là lý do Daruma thường trở thành món quà để tặng cho các bệnh nhân, đặc biệt là trẻ em.

Ở Nhật Bản, các Búp bê Daruma cũng thường được tặng nhau trong những dịp sinh nhật, lễ tết hay khi một người bắt đầu tiến hành những dự định mới thay cho một điều chúc tốt lành nhất dành đến họ. Hàng năm, vào mùa thi cử, có hàng ngàn búp bê Daruma được các gia đình hay bạn bè mua tặng cho con em mình với lời cầu chúc may mắn. Các Daruma trở thành vật kỷ niệm sau mỗi dịp ra trường của các bạn học sinh.

Búp bê Karakuri

Karakuri là một trong những loại búp bê thú vị nhất của “xứ sở Phù Tang” vì chúng được tự chuyển động. Bắt đầu xuất hiện vào khoảng thể kỷ thứ 17, búp bê Karakuri được mệnh danh là những robot đầu tiên của Nhật Bản. Nó là một đại diện tiêu biểu của sự sáng tạo nghệ thuật dung hòa giữa mỹ thuật và máy móc thông qua sự hoạt động, lắp ráp chính xác, chỉnh chu của các cơ quan bên trong gồm dây cót, bánh răng.

*

Theo như truyền thống, búp bê Karakuri được làm từ gỗ và có ba loại búp bê mà du khách có thể tìm thấy là búp bê Karakuri phòng trà, búp bê Karakuri lễ hội và búp bê Karakuri sân khấu. Những búp bê Karakuri có thể làm đủ thứ chuyện, như dâng trà, nhảy múa,…

Búp bê Bunraku

Loại búp bê này có nguồn gốc từ Osaka từ những năm 1680, gắn liền với nghệ thuật múa rối có lịch sử hơn 300 năm, đặc trưng bởi câu chuyện được mài dũa và kỹ thuật cao khi điều khiển con rối như con người thật.

*

Búp bê Bunraku được đẽo gọt tinh vi, cẩn thận từ gỗ và sơn bằng tay và vì thiết kế cực kì công phu, phức tạp, tay chân và đầu búp bê phải do nghệ nhân giàu kinh nghiệm đảm nhận. Chính vì thế, rối Bunraku sẽ có một màn biến hóa, chuyển đổi từ mặt người sang mặt quỉ chỉ trong một vở kịch vô cùng ngạc nhiên. Những người điều khiển rối sẽ chịu trách nhiệm khâu thiết kế, tạo thân rối và trang phục – một sự kết hợp hài hòa giúp những con rối thêm sức sống hơn.

Búp bê Shikishi Ningyo

*

Búp bê này làm từ các tấm bìa màu, trông nó giống với búp bê kẹp sách nhưng được gấp rất cầu kỳ và khá dày. Đây là loại búp bê được lai giữa búp bê Anesama Ningyo (loại búp bê được chế tác cầu kỳ với tóc giả, trang phục bằng giấy bản, nhưng không được vẽ mặt) và búp bê Shiori Ningyo (loại búp bê nhỏ, mỏng, dẹt, để làm thanh đánh dấu trang sách).

Búp bê Hakata

Búp bê Hakata được sản xuất ở trong và xung quanh Fukuoka, một thành phố ven biển trên đảo Kyushu ở phía nam Nhật Bản.

Búp bê Hakata có lịch sử phát triển lâu đời. Một người thợ tên là Souhichi Masaki được cho là đã làm ra những con búp bê đất sét đầu tiên vào thế kỷ 17. Sau đó nhiều người thợ khác đã làm theo, dần dần các mẫu búp bê trở nên phức tạp và nhiều màu sắc hơn. Hakata phổ biến khắp nước Nhật như là một món đồ trang trí đẹp và biểu tượng tiêu biểu cho thành phố có di sản văn hóa phong phú như Fukuoka.

*

Búp bê làm bằng đất sét lấy tại địa phương, không tráng men. Đất sét được tạo hình theo ý muốn và nạo bớt phần ruột bên trong để búp bê nhẹ hơn. Sau đó, chúng được phơi ngoài trời khoảng 10 ngày trước khi nung trong lò ở nhiệt độ 900 độ C suốt 8 giờ và cuối cùng là công đoạn tô màu trang trí bằng màu vẽ có nguồn gốc thực vật. Những con búp bê sở hữu vẻ đẹp tinh tế và sống động là kết quả của quá trình tạo hình, nung và tô màu hết sức tỉ mỉ.

Hầu hết những con búp bê Hakata mô tả các nhân vật lịch sử nổi tiếng, nhân vật huyền thoại, võ sĩ sumo, samurai, những người phụ nữ đẹp, trẻ em… Đặc biệt, những con búp bê đắt giá còn được trang trí bằng bột vàng, bột bạc.

Trên đây là giới thiệu về các loại búp bê truyền thống của Nhật Bản. Rất mong bài viết sẽ giúp du khách hiểu thêm về nét văn hóa đặc sắc này của “xứ sở Phù Tang”!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *