Hình ảnh đá thiên thạch

Thiên thạch được ví von là đá trời, xung quanh loại đá này có rất nhiều điều thú vị. Bạn có tò mò, muốn biết thêm thông tin về loại đá này, cùng chúng tôi khám phá về đá thiên thạch trong bài biết này nhé.

Bạn đang xem: Hình ảnh đá thiên thạch

*
Thiên thạch

Thiên thạch là gì?

*
Thiên thạch là gì?
Thiên thạch trong tiếng Hán Việt có nghĩa là “đá trời”. Tiếng Anh được gọi là meteoroid. Nó được biết đến là một vật thể tự nhiên ngoài không gian, sau khi va chạm với bầu khí quyển rơi xuống trái đất (có hình rạng rắn hay khối).
Vận tốc di chuyển của thiên thạch rất nhanh. Nên khi va chạm với bề mặt của một hành tinh sẽ để lại trên bề mặt của hành tinh đó những mảnh vỡ, dấu vết. Bạn có thể thấy rõ qua hình chụp trong không gian của NASA.
Theo thống kê tính đến năm 2006, đã phát hiện khoảng 1050 mẫu thiên thạch và 310000 tài liệu ghi chép về nó.

Giá trị của thiên thạch

*
Giá trị của thiên thạch
Giá trị của thiên thạch thật sự khó đoán. Theo các nghiên cứu khoa học nổi tiếng trên thế giới, thiên thạch là những chứng cứ quan trọng cung cấp dữ liệu, phục vụ nghiên cứu về hình thành hệ mặt trời. Hay giúp các nhà khoa học tìm kiếm những dấu hiệu của nước về một thàn tinh(nếu thiên thạch có nguồn góc từ hành tinh đó).
Thiên thạch có tác dụng gì hữu ích với con người không, hiện nay chưa có câu trả lời nhưng nó được tìm kiếm gắt gao. Và có giá trị nhiều khi lớn hơn vàng, bạc hay đá quý, thậm trí còn sánh ngang với kim cương.

Hậu quả của thiên thạch gây ra

*
Hậu quả của thiên thạch gây ra
Thiên thạch có kích thước nhỏ hơn 10 m khi rơi xuống trái đất không gây ra sự cố nghiêm trọng. Nhưng kích thước lớn có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, làm ảnh hưởng tới 1 khu vực thậm chí phái hủy sự sống của một vùng trên diện rộng.
Bạn hoàn toàn có thể an tâm trong cuộc sống hiện đại ngày nay, các nhà khoa học có thể tính toán được thời gian thiên thạch rơi xuống trái đất. Và khối lượng càng lớn thì xác suất xảy ra càng nhỏ.
Theo thống kê của các nhà khoa học thì thiên thạch với kích thước từ 10 đến 100 mất vài thập kỷ, thậm chí vài chục ngàn năm mới xảy ra một lần. Còn đối với các thiên thạch lớn khoảng 1km thì 200 năm mấy có thể xảy ra một lần. Nhưng xác suất không cao chỉ khoảng 0.0001%. Còn thiên thạch với đường kính lớn như 10km thì mất khoảng 10 triệu năm hay 100 triệu năm mấy xảy ra 1 lần.
Nhiều nhà khoa học cho rằng, nguyên nhân dẫn đến sự tiệt chủng của loài khủng long liên quan đến thiên thạch. 64 triệu năm trước một khối thiên thạch lớn va chạm với trái đất, rơi xuống vùng Trung Mỹ. Hậu quả của để lại vô cùng lớn, bụi bay lên che lấp ánh sáng của mặt trời trong thời gian dàu, đông thời hủy diệt nhiều loại thực vật, trong đó có nguồn thức ăn của khủng long.
Nếu bạn thấy một viên đá trông giống như không thuộc về thế giới này, đó có thể là thiên thạch. Mặc dù thiên thạch tương đối hiếm trên trái đất, nhưng không phải là không có. Tuy nhiên, bạn cần đảm bảo những gì mình thấy thật sự là đá hoặc sắt có nguồn gốc từ vũ trụ, không phải là vật chất bình thường thuộc về trái đất. Bằng cách kiểm tra những dấu hiệu phổ biến của thiên thạch, bạn có thể xác định liệu viên đá đó có nguồn gốc ngoài vũ trụ hay không.

Tìm các đặc điểm nhận diện bên ngoài

*
Tìm các đặc điểm nhận diện bên ngoài
Viên đá có màu đen hay màu nâu của gỉ sét hay không? Nếu viên đá đó là thiên thạch mới rơi xuống, nó sẽ có màu đen bóng do bị đốt cháy khi đi qua khí quyển. Tuy nhiên, sau một thời gian ở trên trái đất, chất sắt trong thiên thạch sẽ hóa thành gỉ sét và khiến viên đá có màu nâu.
Quá trình gỉ sét này bắt đầu xuất hiện dưới dạng những điểm nhỏ màu đỏ và cam trên bề mặt thiên thạch, và dần dần phát triển rộng ra. Có thể bạn vẫn thấy được lớp vảy đen cho dù một phần của nó đã bắt đầu sét gỉ.
Thiên thạch có thể có màu đen với những khác biệt nhỏ (ví dụ, đen ánh xanh như thép). Tuy nhiên, nếu viên đá của bạn hoàn toàn không có màu đen hay nâu thì đó không phải là thiên thạch.

Viên đá có hình dạng bất cân xứng hay không?

*
Viên đá có hình dạng bất cân xứng hay không?
Không như những gì bạn nghĩ, đa số thiên thạch không có hình tròn. Thay vào đó, chúng thường bất cân xứng với kích thước và hình dạng khác nhau. Mặc dù một số thiên thạch có hình nón, nhưng đa số không có hình dạng khí động học khi tiếp đất.
Nếu viên đá của bạn có hình dạng tương đối bình thường hoặc tròn như quả bóng thì đó vẫn có thể là thiên thạch. Tuy nhiên, đa số thiên thạch đều có hình dạng bất cân xứng.
Vì thiên thạch đi qua bầu khí quyển nên bề mặt của nó sẽ nóng chảy và áp suất không khí sẽ ép vật chất nóng chảy ngược trở lại, tạo thành một lớp vỏ nóng chảy và không có đặc điểm gì. Nếu bề mặt viên đá của bạn trông như đã nóng chảy và đông cứng lại thì đó có thể là thiên thạch.
Lớp vỏ nóng chảy thường sẽ trơn láng và không có đặc điểm gì, nhưng cũng có thể gợn sóng và có “giọt” do đá nóng chảy tích tụ và đông cứng lại.
Đá ở sa mạc đôi khi phát triển lớp ngoài màu đen bóng loáng trông tương tự như lớp vỏ thiên thạch. Nếu viên đá của bạn được tìm thấy ở sa mạc, đánh giá xem bề mặt đen của nó có phải được hình thành trong môi trường khô cằn hay không.
Các đường gợn sóng trên lớp vỏ nóng chảy hình thành khi lớp vỏ bị nung chảy và ép ngược trở lại. Nếu viên đá của bạn có bề mặt gợn sóng và trông giống lớp vỏ, đó nhiều khả năng là thiên thạch.
Các đường gợn sóng có thể khá nhỏ hoặc không nhìn rõ bằng mắt thường, vì chúng có thể bị vỡ hay không hoàn toàn là đường thẳng. Hãy sử dụng kính lúp và quan sát kỹ khi tìm các đường gợn sóng trên bề mặt viên đá.

Xem thêm: Tạp Chí Toán Học Tuổi Trẻ Từ Năm 2018 Đến Năm 2020, Toán Học Tuổi Trẻ


Mặc dù bề mặt thiên thạch thường không có đặc điểm, nhưng nó cũng có thể có các hốc lõm và rãnh sâu trông như vân tay ngón cái. Hãy tìm các đặc điểm này để xác định liệu đó có phải là thiên thạch hay không và loại thiên thạch gì.
Thiên thạch bằng sắt rất dễ bị nung chảy thành hình dạng bất cân xứng và có rãnh sâu dễ nhận biết, trong khi thiên thạch bằng đá có hốc lõm trơn láng trông giống bề mặt đá.
Các vết lõm này về lý thuyết và trong tiếng Anh được gọi là “regmaglypt”, nhưng đa số những người nghiên cứu về thiên thạch sẽ gọi là “vân tay”.

Kiểm tra xem viên đá có xốp và chứa nhiều lỗ rỗng không

*
Kiểm tra xem viên đá có xốp và chứa nhiều lỗ rỗng không
Mặc dù các vết lõm và rãnh trên bề mặt là dấu chỉ của thiên thạch, nhưng không có viên thiên thạch nào có lỗ ở phần trong. Thiên thạch là các viên đá đặc; nếu viên đá của bạn xốp hoặc có nhiều bọt, đó không phải là thiên thạch.
Nếu viên đá của bạn có lỗ trên bề mặt hoặc trông như “có bọt” như thể từng bị nung chảy, chắc chắn đó không phải là thiên thạch.
Xỉ được tạo ra từ các hoạt động sản xuất công nghiệp thường bị nhầm lẫn với thiên thạch, nhưng xỉ có bề mặt xốp. Các loại đá khác thường bị nhầm lẫn đó là đá từ nham thạch và đá vôi đen.
Nếu không thể phân biệt giữa lỗ rỗng và regmaglypt, bạn có thể xem hình ảnh so sánh của hai đặc điểm này trên mạng để thấy sự khác nhau.
Thiên thạch là các khối đá đặc thường chứa rất nhiều kim loại. Nếu viên đá của bạn trông như thiên thạch, hãy so sánh nó với các viên đá khác để đảm bảo nó tương đối nặng, sau đó tính tỷ trọng để xem đó có phải là thiên thạch hay không.
Bạn có thể tính tỷ trọng của viên đá đó bằng cách chia trọng lượng cho thể tích. Nếu tỷ trọng lớn hơn 3 đơn vị, đó nhiều khả năng là thiên thạch.
Sử dụng nam châm để xem viên đá đó có từ tính không. Hầu như tất cả thiên thạch đều ít nhiều có từ tính. Đó là vì thiên thạch có hàm lượng sắt và niken cao, vốn là các kim loại có từ tính. Nếu nam châm không hút viên đá, nó hầu như chắc chắn không phải là thiên thạch.
Vì nhiều loại đá có nguồn gốc từ trái đất cũng có từ tính nên kiểm tra bằng nam châm chắc chắn không thể chứng minh viên đá của bạn là thiên thạch. Tuy nhiên, không thể vượt qua phép kiểm tra nam châm thì gần như chắc chắn đó không phải là thiên thạch.
Thiên thạch bằng sắt có từ tính cao hơn nhiều thiên thạch bằng đá và nhiều khi đủ mạnh để ảnh hưởng đến la bàn khi được đặt gần.
Phép kiểm tra này là cách khá chính xác để loại trừ các vật chất có nguồn gốc từ trái đất. Chà viên đá lên mặt không phủ men của viên gạch sứ; nếu nó để lại vệt không có màu xám nhạt thì đó không phải là thiên thạch.
Về viên gạch sứ không phủ men, bạn có thể dùng phần chân của gạch nhà bếp hay phòng tắm, đáy cốc sứ đựng cà phê, hoặc mặt trong của nắp khoang chứa nước trên bồn cầu.
Đá hematite và magnetite thường bị nhầm lẫn với thiên thạch. Đá hematite để lại một vệt màu đỏ, trong khi đá magnetite để lại một vệt màu xám đậm, cho thấy chúng không phải là thiên thạch.
Nên nhớ nhiều loại đá có nguồn gốc từ trái đất cũng không để lại vệt; do đó, mặc dù phép kiểm tra này có thể loại trừ đá hematite và magnetite nhưng nó chắc chắn không chứng minh được viên đá của bạn là thiên thạch.

Mài bề mặt viên đá và tìm các vảy kim loại sáng bóng

*
Mài bề mặt viên đá và tìm các vảy kim loại sáng bóng
Đa số thiên thạch có chứa kim loại sáng bóng bên dưới lớp vỏ nóng chảy. Sử dụng cây giũa kim cương để mài một góc của viên đá và kiểm tra bên trong tìm kim loại.
Bạn cần có giũa kim cương để mài mòn lớp mặt của thiên thạch. Quá trình mài tốn khá nhiều thời gian và công sức. Nếu bạn không thể tự mài thì đem viên đá tới phòng thí nghiệm để thử nghiệm.
Đa số thiên thạch rơi xuống trái đất là loại thiên thạch có các khối tròn nhỏ bên trong, gọi là chondrule. Chúng trông giống như các hạt đá nhỏ và có kích thước, hình dạng, màu sắc khác nhau.
Mặc dù chondrule thường nằm bên trong thiên thạch, nhưng sự bào mòn do tiếp xúc với môi trường trong thời gian dài có thể khiến chúng lộ ra trên mặt thiên thạch.

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bình luận *

Tên *

Email *

Trang web

Lưu tên của tôi, email, và trang web trong trình duyệt này cho lần bình luận kế tiếp của tôi.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *