THỜI GIAN LƯU KIM LUỒN TĨNH MẠCH

Kim luồn tĩnh mạch là một phương pháp được sử dụng thường xuyên tại các cơ sở y tế hiện nay.

Bạn đang xem: Thời gian lưu kim luồn tĩnh mạch

Vậy thời gian lưu kim và một số lưu ý khi sử dụng kim luồn là gì?


Tiêm truyền tĩnh mạch là phương pháp đưa thuốc trực tiếp vào hệ tuần hoàn của cơ thể để phát huy tác dụng nhanh và tránh các biến đổi thuốc trong quá trình hấp thu, chuyển hóa tại đường tiêu hóa.

Thông thường, mỗi lần tiêm thuốc nhân viên y tế sẽ lấy ven rồi bơm thuốc vào tĩnh mạch. Tuy nhiên, ở những bệnh nhân là trẻ em, người già hay những người cần tiêm thuốc nhiều lần, quá trình lấy ven rất khó khăn và mất nhiều thời gian. Do đó sẽ ưu tiên sử dụng kim luồn tĩnh mạch để giảm thiểu tổn thương mạch máu và đau đớn cho người bệnh.

Vật liệu của kim luồn tĩnh mạch thông thường là một loại nhựa dẻo (ETFE), kim có thành mỏng và đàn hồi. Đầu kim luồn được chế tác sắc nhọn nhưng mềm mại giúp giảm tổn thương khi người bệnh cử động. Sau khi rút kim cũng ít gây để lại vết bầm tím hay đau tại vị trí đâm.

Ngoài ra, sử dụng kim luồn tĩnh mạch giúp hạn chế số lần đâm kim, không làm tổn thương lan rộng, giảm nguy cơ xảy ra các nhiễm khuẩn

Đối với các loại kim luồn đảm bảo an toàn sinh học được cấp phép sử dụng tại cơ sở y tế thì thời gian lưu kim luồn tĩnh mạch tối đa là 72 giờ.

*

Kim luồn tĩnh mạch 22G có kèm băng dính vô khuẩn 

2. Kỹ thuật sử dụng kim luồn tĩnh mạch 

2.1.

Xem thêm: Tin The Thao Mơi Nhat - Tin Thể Thao, Bóng Đá, Kết Quả, Lịch Thi Đấu

Kỹ thuật đặt kim luồn

Giải thích kỹ thuật cho bệnh nhân và người nhà về quy trình đặt kim trước khi thực hiện.Chuẩn bị bộ dụng cụ tiêm truyền có kim luồn tĩnh mạch 22G vô khuẩn theo quy định.Sát khuẩn vị trí đặt kim từ trong ra ngoài theo hình xoắn ốc 2 lần.Nhân viên y tế sát khuẩn tay.Cố định ven tại nơi đặt kim bằng garo. Đâm ống kim vào lòng mạch, cố định đốc kim bằng một tay. Tay còn lại tháo garo rồi rút nòng kim ra, sau đó lắp ống nối vào đầu kim luồn.Sát khuẩn lại đầu kim, dán cố định chặt kim để chống bụi bẩn, mồ hôi hay các tác nhân khác trong quá trình lưu kim. Dùng băng dính giữ chặt ống nối và lưu kim luồn 72 giờ (ghi ngày rút/ thay kim luồn). 

Sau khi đặt kim luồn, nhân viên y tế cần hướng dẫn bệnh nhanh không để ướt hay bẩn vùng đặt kim, báo lại với điều dưỡng khi cảm thấy khó chịu hay đau nhức. Kiểm tra vị trí đặt hàng ngày, nếu phát hiện các biến chứng đau, sưng đỏ hay viêm tấy nên tháo băng ngay để kiểm tra tổn thương. 

Cách đặt kim luồn tĩnh mạch 

2.2. Kỹ thuật tháo kim luồn 

Tháo kim luồn sau tối đa 72 giờ đặt hoặc khi vị trí đặt kim bị ướt, nhiễm bụi bẩn và khi hết chỉ định tiêm thuốc. Cách rút kim luồn tĩnh mạch như sau:

Chuẩn bị bệnh nhân và bộ dụng cụ tiêm truyền vô khuẩn. Điều dưỡng sát khuẩn tay.Tháo băng dán cố định theo thứ tự từ ngoài vào trong.Sát khuẩn vùng da quay vị trí đặt kim.Sử dụng gòn ấn nhẹ vào đốc kim luồn, sau đó rút kim ra. Dùng băng dính cố định gòn tại vị trí rút kim để ngăn máu chảy.

3. Một số lưu ý khi sử dụng kim luồn tĩnh mạch

Thời gian lưu kim luồn ở trẻ em có thể ngắn hơn do trẻ chưa biết cách chăm sóc vị trí đặt kim, dễ làm dây bẩn thức ăn, nước uống. Quan sát và theo dõi vị trí đặt kim luồn hàng ngày, tháo kim ngay khi phát hiện vỡ mạch, kim bị tuột, lỏng hay sưng đau tại nơi đặt. Lựa chọn nơi đặt kim nên ưu tiên ở các mạch máu lớn, dễ tìm ở chi trên, nằm xa các khớp và tránh các nơi dễ tiếp xúc với nước hay bụi bẩn. Quá trình đưa thuốc qua kim luồn cũng phải đảm bảo vô khuẩn tuyệt đối, đậy kín và sát khuẩn cửa bơm thuốc vào trước và sau mỗi lần bơm thuốc.Cố định đầu kim chắc chắn, đặc biệt bệnh nhân là trẻ em để tránh kim tụt, đẩy vào hay do cử động.Giáo dục bệnh nhân và người nhà theo dõi vùng đặt kim, tránh làm bẩn hay ướt. 

Tóm lại, cách sử dụng kim luồn tĩnh mạch đơn giản và ít gây đau đớn cho người bệnh trong quá trình điều trị tại cơ sở y tế. Để tránh các nhiễm khuẩn không mong muốn cần tuân thủ đúng thời gian lưu kim theo quy định. 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *