Phim Mùi Hương Chuyện Một Kẻ Giết Người

Mỗi sự vật lại sở hữu một mùi hương khác nhau, không trộn lẫn; cũng giống như vậy, mỗi con người lại có những đặc điểm để có thể giúp chính họ và người khác nhận ra họ là ai.Bạn đang xem: Phim mùi hương chuyện một kẻ giết người

Năm 1985, Patrick Süskind ra mắt độc giả Đức cuốn tiểu thuyết đầu tay Perfume: The Story of a Murderer (Mùi hương – chuyện một kẻ giết người). Và từ đó đến nay, chưa có một thời điểm nào cuốn tiểu thuyết ấy hết “hot”, trong cả những cuộc hàn huyên giữa những người đọc sách và những buổi thảo luận, phê bình của những người nghiên cứu. Người ta nhắc nhiều về Grenouille và nỗi cô đơn của cậu, nhắc nhiều về cái đẹp và sức mạnh thao túng toàn nhân loại, nhắc nhiều về bản thể, về tình yêu, về bi kịch mà Grenouille trải qua… “Mùi hương” là một tác phẩm đa diện, tiếp cận ở khía cạnh nào chúng ta cũng có thể thu được một cái nhìn mới mẻ hơn xoay quanh nó. Trong lần đọc gần đây nhất, tôi đã suy nghĩ về hai biểu tượng trung tâm của tác phẩm: Grenouille và Mùi hương/ Hoạt động chế tạo nước hoa.

Bạn đang xem: Phim mùi hương chuyện một kẻ giết người


*

Grenouille – Cuộc đời của một chú ếch, hay thiên tài trong nghệ thuật?

“Grenouille” trong tiếng Pháp có nghĩa là “con ếch”. Cộng hưởng với hoàn cảnh ra đời, cái tên Grenouille trở thành biểu tượng tiên đoán cho toàn bộ quãng đời bị hắt hủi về sau của nhân vật chính. Thế nhưng càng bị hắt hủi, Grenouille lại càng đi trái lại mong muốn của những sinh vật có mùi vây quanh cậu – Cậu không chết, trái lại, còn sống một cách dai dẳng, và nắm lấy thứ quyền lực mạnh mẽ nhất: Quyền lực của tình yêu.

Ngay từ khi ra đời, cậu bé Grenouille đã được trời phú cho một khả năng có một không hai: Có thể ngửi và lưu giữ được tất cả các mùi trong thiên hạ. Nhưng cùng với đó, cậu cũng bị lấy đi mất thứ có thể giúp nhận biết cậu là ai: Mùi hương của chính mình. Thiên tài Grenouille hạnh phúc hay bất hạnh? Grenouille may mắn vì có được cái mũi phi thường và khả năng nhớ – tái tạo mùi ở mức siêu phàm; nhưng lại không may khi cậu không thể đánh hơi chính mình. Việc đánh giá này vượt quá tầm của những nhân vật trong trang sách, cũng vượt quá tầm của độc giả. Người bình thường không thể đánh giá được mức độ hạnh phúc của một siêu nhân, cuộc đời một siêu nhân cũng không phải thứ để số đông có thể đem ra mổ xẻ.

Nhìn toàn bộ cuộc đời Grenouille, ta thấy có một sự tiến triển: Từ chú ếch sinh ra trong khu ngoại ô Paris, đến cậu bé giúp việc cho cửa hàng da thuộc, và là Thượng Đế trong khu vườn hương thơm ẩn sâu trong khu rừng nọ, Grenouille tiến dần vào thế giới người khi cậu đem theo những lọ nước hoa chứa mùi thơm khiến vạn người mê. Đó không phải quá trình lột xác của một chú ếch để trở thành hoàng tử. Đơn giản hơn, tất cả những sự kiện đó chỉ là những trải nghiệm mà thiên tài Grenouille chọn cho mình, với tất cả sự chủ động.

Khả năng của Grenouille khiến tôi liên tưởng đến những người nghệ sĩ trong ngôi nhà nghệ thuật vô cùng rộng lớn mà lại có cổng vào nhỏ hơn lỗ kim. Cảm nhận, lưu giữ, chế tác. Đó là ba công đoạn trong quá trình sản xuất một mùi hương của Grenouille, cũng là quá trình sáng tạo nghệ thuật của những người nghệ sĩ. Sự nhạy cảm, trí nhớ tốt, óc tưởng tượng phong phú là những gì có tồn tại trong một thiên tài. Ngay cả sự điên rồ, sự bất cần hiện diện xuyên suốt từ đầu đến cuối truyện của Grenouille cũng chẳng khác mấy so với sự điên rồ và bất cần tồn tại trong mỗi người làm nghệ thuật. Suy cho cùng, “Mùi hương” không chỉ là câu chuyện về kẻ giết người, cũng không chỉ là câu chuyện của một tên nhóc bị kì thị, mà còn là câu chuyện về một thiên tài – một thiên tài không cần ai phải thấu hiểu mình.


*

Perfume đã được chuyển thể thành phim vào năm 2006 bởi đạo diễn Tom Tykwer.

Xem thêm: Trồng Loại Cây Chà Là Việt Nam, Đút Túi "Núi Tiền" Nhờ Giá Cao Ngất Ngưởng

Mùi hương – Cái đẹp, sự sáng tạo, bản sắc cá nhân

Mùi hương là một hình tượng mang nhiều ý nghĩa biểu tượng. Tại đây, tôi chỉ tiếp cận nó ở ba khía cạnh: Cái đẹp – Sự sáng tạo – Bản sắc cá nhân.

Thứ nhất, mùi hương đại diện cho những gì đẹp nhất, tinh túy nhất. Cái đẹp tồn tại trong những lọ nước hoa được ép ra từ hàng trăm nghìn cánh hoa mềm mại, tươi mới, và ra đời bởi kĩ năng điêu luyện tuyệt vời của người chế tác. Đỉnh cao của mùi hương là thứ nước hoa được Grenouille tạo ra từ hương thơm cơ thể của 25 cô trinh nữ. Và khi cái đẹp ở trên đỉnh cao, nó đạt đến thứ quyền lực có thể mê hoặc lòng người. Quan điểm “Cái đẹp cứu rỗi thế giới” không có cơ hội để tồn tại trong “Mùi hương”. Thế giới nơi Grenouille đang sống vốn không cần cứu rỗi, người ta cũng không quan tâm đến việc được cứu rỗi hay đi cứu rỗi kẻ khác. Thứ con người cần là món hàng thời thượng, thứ đồ mà khi khoác lên mình, họ có thể khoe khoang với những kẻ tầm thường xung quanh, có thể thu hút sự chú ý cũng như niềm yêu quý của cả ngàn người. Đó là bối cảnh phù hợp để tinh chất nước hoa có một không hai xuất hiện. Dù rằng thứ tinh chất ấy được làm ra không phải để mê hoặc con người. Thế nhưng bản thân nó lại mang trong mình sức mạnh khủng khiếp ấy. Người ta có thể khoác lên cho cái đẹp vô vàn chức năng to lớn, mà quên mất rằng đối với cái đẹp, chỉ cần im lặng và thưởng thức. Chức năng chỉ là thứ đến sau, sự trầm trồ khen ngợi cũng là thứ đến sau. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết thưởng thức và có thể thưởng thức cái đẹp.

Thứ hai, mùi hương là kết quả quá trình sáng tạo của Grenouille. Grenouille sáng tạo dựa trên cả một quãng thời gian dài tích lũy các mùi hương mà cậu “bắt” được. Trong truyện, có một trường đoạn mà tôi cực kỳ ấn tượng: Đó là cảnh Grenouille vào thăm vương quốc mùi hương của riêng cậu. Tại đó, cậu là ông chủ, là vua, là chúa tể. Bằng sự sáng tạo và tâm thế của một vị chúa tể, Grenouille đã tiệm cận vị thế của một vị thần. Nếu có điều gì đó giúp nhận biết sự khác biệt giữa thần và người, thì điều đó chính là óc sáng tạo. Từ xưa, con người đã gán trọng trách sáng tạo thế giới cho các vị thần. Con người, nhỏ bé hơn, chỉ là những sinh vật sống trong thế giới đã được thần thánh tạo ra ấy. Chỉ đến khi những người nghệ sĩ ra đời: Các họa sĩ vẽ lại thực tại anh ta cảm nhận được, nhà soạn nhạc trải cuộc sống lơ lửng theo từng nốt nhạc gieo trên 5 dòng kẻ,… Chỉ đến khi đó, quyền sáng tạo của thần mới được con người tiếp nối. Nói cách khác, khi nào con người sáng tạo, khi đó con người ngang bằng với thần linh. Grenouille không phải người bình thường. Cậu là vị thần duy nhất trong xứ sở hương thơm. Cậu là người nghệ sĩ duy nhất tái tạo thế giới tinh tế bằng mùi hương. Và cũng như nhiều người nghệ sĩ chân chính khác, Grenouille sáng tạo không chỉ để nhận thức thế giới, mà còn để nhận thức chính mình.

Khát khao nhận thức chính mình dẫn đến một ý nghĩa mang tính biểu tượng thứ ba: Bản sắc cá nhân. Grenouille phân biệt con người, sự vật bằng mùi hương cậu ngửi được. Chính vì thế, mùi hương trở thành dấu hiệu để nhận biết các thành phần khác nhau tồn tại trong thế giới. Mỗi sự vật lại sở hữu một thứ mùi khác nhau, không trộn lẫn; cũng giống như vậy, mỗi con người lại có những đặc điểm để có thể giúp chính họ và người khác nhận ra họ là ai. Trong thế giới Grenouille đang sống, những điểm ấy đều qui về mùi hương.


*

Một vài ý kiến tôi đọc được có cho rằng Grenouille gặp phải bi kịch của sự cô đơn. Cậu cô độc với con người và thế giới xung quanh, buồn bã trước một xã hội không ai chấp nhận mình, vì thế cho nên phải chế tạo ra thứ nước hoa có thể khiến người khác yêu mến mình. Tôi không đồng ý với quan điểm này, và có thể khẳng định rằng ai có nhận xét như vậy, người đó hoàn toàn không hiểu gì về Grenouille và “Mùi hương”. Grenouille chưa bao giờ quan tâm đến những con người vây quanh cậu, vì thế không thể nói rằng cậu cô độc trước xã hội đó.

Nói cho cùng, sáng tạo vừa là để định hình, lại vừa là để nhận thức về bản thân và thế giới. Thiên tài Grenouille từ giã cõi đời, chẳng qua là vì vấp phải trở ngại: Sáng tạo mà không thể chạm được đến bản thân mình, và không chấp nhận sự thật rằng mình không-mùi.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *