Hình Ảnh Trẻ Bị Nấm Miệng

Tác giảTham vấn y khoaThời gian đăngThời gian sửa
lisinoprilfast.com duoc si Dược sĩ Cao Thị Thanh 31 Tháng Tám, 2020 10 Tháng Một, 2021

15+ hình ảnh nấm miệng ở trẻ em được đề cập trong bài viết dưới đây sẽ giúp mẹ dễ dàng nhận biết tình trạng bệnh nấm miệng ở trẻ. Mẹ chú ý: Mỗi giai đoạn nấm miệng sẽ có biểu hiện khác nhau, mẹ quan sát kỹ hình ảnh để biết bé đang ở giai đoạn nào, từ đó có phương pháp điều trị phù hợp nhất.

Bạn đang xem: Hình ảnh trẻ bị nấm miệng

1. Hình ảnh chung của nấm miệng ở trẻ em

Nấm miệng ở trẻ em là tình trạng nấm Candida Albicans phát triển quá mức ở khoang miệng của trẻ. Bệnh sẽ không gây nguy hiểm nếu trẻ được phát hiện sớm và điều trị đúng cách.

Dưới đây là 5 triệu chứng kèm theo hình ảnh trẻ bị nấm miệng, giúp mẹ chẩn đoán sơ bộ xem có phải trẻ nhiễm nấm miệng hay không.

1.1 Xuất hiện tổn thương màu trắng kem trong miệng trẻ

*

*

*
Các đốm trắng, mảng trắng là dấu hiệu điển hình của nấm miệng ở trẻ em

Biểu hiện:

Trẻ bị nấm lưỡi sẽ xuất hiện các mảng trắng kem trên lưỡi, niêm mạc má, đôi khi trên vòm miệng, nướu và amidan của trẻ, thoạt nhìn thì giống như cặn sữa hoặc bông.Nấm bám chắc vào niêm mạc lưỡi, miệng, gây khó khăn khi cạo bỏ

Ảnh hưởng đến trẻ:

Vướng víu trong miệng: Nấm tăng sinh thành lớp dày gây cộm, vướng víu trong miệng, nhất là khi trẻ nói, nhai nuốt.Chán ăn: Các mảng trắng che lấp gai vị giác ở lưỡi gây mất vị giác, trẻ ăn không thấy ngon miệng

1.2 Hình ảnh trẻ bị tưa lưỡi (nấm miệng) gây sưng đỏ hoặc đau

*
Khi bị nấm miệng, lưỡi trẻ có thể sưng đỏ, đau rát, khiến trẻ quấy khóc và không chịu ăn uống

Hình ảnh trẻ bị tưa miệng, lưỡi gây sưng đỏ, đau thường gặp khi mẹ cạo các vảy trắng trên lưỡi của trẻ

Biểu hiện: Sưng đỏ ở lưỡi, nhất là đầu lưỡi với các đốm đỏ ở gai lưỡi

Ảnh hưởng đến trẻ: Trẻ bị nấm lưỡi thường đau nhức, rát ở vùng nhiễm nấm. Đau tăng khi nhai, nuốt khiến trẻ biếng ăn, bỏ bú, quấy khóc. Nếu tình trạng này diễn ra lâu và không được điều trị dứt điểm, trẻ có nguy cơ bị suy dinh dưỡng, chậm phát triển.

Có thể mẹ quan tâm: 5 dấu hiệu trẻ bị tưa lưỡi và cách điều trị đơn giản, áp dụng ngay tại nhà

1.3 Hình ảnh bị nấm miệng ở trẻ sơ sinh có kèm chảy máu

*
Khi cạo các lớp vảy trắng ở lưỡi có thể khiến trẻ bị chảy máu và đau rát

Hình ảnh tưa lưỡi ở trẻ sơ sinh chảy máu, nguyên nhân là do “chân nấm” bám rất chắc vào niêm mạc lưỡi, miệng của trẻ nên nếu mẹ cố cạo bỏ hoặc cọ xát mạnh sẽ gây ra các biểu hiện như:

Vệt tròn sưng đỏ, gây đau rátXước hoặc chảy máu nhẹ

Ảnh hưởng đến trẻ: Có thể gây nhiễm trùng làm bệnh trở nên nặng hơn. Vì vậy mẹ tuyệt đối không nên cạo bỏ hoặc cọ xát mạnh vào các mảng nấm trên lưỡi của trẻ bị nấm lưỡi.

Có thể bạn quan tâm: Nấm lưỡi ở trẻ em có nguy hiểm không? Và cách phòng ngừa biến chứng

1.4 Hình ảnh bé bị nấm dẫn tới nứt, chảy máu ở khóe miệng

*
Nứt ở khóe miệng là một dấu hiệu nấm miệng nặng ở trẻ sơ sinh
*
Hình ảnh khóe miệng của trẻ bị viêm, lở loét do nấm

Biểu hiện: Da ở góc miệng của trẻ bị nấm lưỡi trở nên khô hơn, bong tróc, lâu dần sẽ xuất hiện những vết nứt đỏ

Ảnh hưởng đến trẻ: Gây đau, xót cho trẻ khi ăn uống, nói chuyện.

Xem thêm: Ngoại Hạng Anh: Tin Bóng Đá Anh Mới Nhất, Giải Ngoại Hạng Anh Hôm Nay

Lưu ý: Triệu chứng này thường xuất hiện khi nấm miệng đã ở giai đoạn nặng, nấm lây lan rộng ra toàn khoang miệng ở trẻ bị nấm lưỡi

2. Hình ảnh nấm miệng ở trẻ em theo dạng cụ thể

Đối với mỗi dạng nấm miệng cụ thể sẽ có những dấu hiệu đặc trưng riêng, mẹ quan sát để so sánh với tình trạng của trẻ.

2.1. Hình ảnh nấm lưỡi ở trẻ em (nấm lưỡi giả mạc)

*
Hình ảnh nấm lưỡi giả mạc ở trẻ em

Là dạng thường gặp nhất gồm 2 thể là cấp tính và mãn tính:

Cấp tính: Đốm giả mạc màu hơi trắng trên nền niêm mạc đỏ, phù nề ở lưỡi, vòm miệng, má, gây rát và bỏng nhẹ.Mạn tính: Tổn thương ít đỏ, ít phù nề hơn nhưng lan rộng.

2.2. Hình ảnh bạch sản tăng sản lưỡi ở trẻ em

*
Tăng sản lưỡi có đặc điểm là xuất hiện mảng trắng dày và cứng với bờ không đều trên bề mặt lưỡi

Dạng ít gặp hơn với các biểu hiện:

Nấm phát triển thành các mảng trắng dày và cứng xếp chồng lên nhauSưng đỏ niêm mạc lưỡi

2.3. Hình ảnh nấm miệng gây hồng ban ở vòm họng trẻ

*
Hình ảnh nấm miệng gây hồng ban ở vòm họng trẻ
*
Những vết hồng bám chắc, nổi lên trên vòm họng bé

Nấm miệng ở trẻ em gặp ở trẻ dùng thuốc Corticoid dạng hít hay xông đường miệng trong điều trị các bệnh hô hấp với biểu hiện:

Các mảng trắng nên nền niêm mạc lưỡi, niêm mạc máXuất hiện những vết hồng bám chắc, nổi lên trên vòm họng

2.4 Viêm lưỡi bản đồ ở trẻ

*
Hình ảnh viêm lưỡi bản đồ ở trẻ em

Viêm lưỡi bản đồ gây mất gai lưỡi, để lộ ra những mảng nhẵn, đỏ, có viền màu trắng bao quanh tạo hình thái như bản đồ

*
Viêm lưỡi bản đồ gây mất gai lưỡi, để lộ ra những mảng nhẵn, đỏ, có viền màu trắng bao quanh tạo hình thái như bản đồ

Là bệnh lành tính, không lây nhiễm và không gây nguy hiểm cho trẻ.

Niêm mạc lưỡi bị mất gai lưỡi, để lộ ra những mảng nhẵn, đỏ, có viền màu trắng bao quanh tạo hình thái như bản đồXuất hiện các vết nứt sâu trên bề mặt lưỡi

3. Hình ảnh nấm miệng ở trẻ sơ sinh và mẹ đang cho con bú

Nấm miệng ở trẻ sơ sinh có biểu hiện và cách nhận biết giống như ở trẻ lớn hơn.

*
Hình ảnh nấm miệng ở trẻ sơ sinh

Ở trẻ sơ sinh, trẻ đang bú mẹ, nấm có thể lây từ miệng trẻ sang đầu ti của mẹ trong quá trình mẹ cho con bú. Vậy nên cần quan sát cả những triệu chứng trên vú mẹ để phát hiện và điều trị ở cả bé và mẹ, tránh nấm lây nhiễm chéo, gây tái phát nhiều lần khó điều trị dứt điểm.

Biểu hiện ở mẹ bị nhiễm nấm miệng ở trẻ sơ sinh:

Núm vú đỏ, nứt và ngứaDa sáng hoặc bong tróc xung quanh vú
*
Núm vú mẹ có biểu hiện đau nhức, nứt cổ gà là dấu hiệu mẹ đã bị nhiễm nấm từ con

4. Phân biệt nấm miệng và bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ

*
Khác với nấm miệng, bệnh chân tay miệng gây lở, loét ở miệng và có thể thể gây triệu chứng toàn thân

Đôi khi, mẹ có thể nhầm giữa nấm miệng với bệnh tay, chân miệng. Bệnh tay chân miệng có các biểu hiện khác với nấm miệng, mẹ theo dõi để phân biệt:

Có tình trạng lở, loét miệngThường kèm hồng ban, mụn nước ở lòng bàn chân, bàn tay, gối, mông…Có thể kèm sốt hoặc các biến chứng nặng khác về thần kinh, tim, phổi…

5. Khi nào nên đi khám bác sĩ

Nấm miệng ở trẻ sơ sinh không nguy hiểm nhưng dễ lây lan và tái phát, vì vậy mẹ nên đưa trẻ đi khám bác sĩ ngay khi trẻ có những biểu hiện sau:

Khi thấy các đốm trắng bất thường trong khoang miệng Trẻ biếng ăn, bỏ bú, hay nôn trớ không rõ nguyên nhânTrẻ sốt, quấy khóc không rõ nguyên nhân

Nấm miệng ở trẻ là một bệnh khá phổ biến và dễ phát hiện. Mẹ chú ý quan sát hình ảnh nấm miệng ở trẻ em và đối chiếu với biểu hiện của bé, nếu phát hiện bé bị nấm miệng mẹ nên:

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *