HÌNH ẢNH CHÓ ĐỐM ĐUÔI

*

Chó được xem là một trong những con vật đầu tiên sống chung bên cạnh loài người, từ lúc mà con người tiền sử biết sống theo từng nhóm nhỏ, rồi trở thành bộ lạc và cho đến ngày nay. Chó nhờ vào bản năng trời sinh rất thính tai, mũi ngữi có thể theo đó mà tìm ra được dấu vết đã ngữi, cũng như mắt nhìn vào ban đêm thấy rõ hơn con người và rất tỉnh ngủ, có trí thông minh và dễ huấn luyện nên con người đã sớm biết lợi dụng chó để bảo vệ và giúp đỡ cho mình. Chó lại là một giống vật có tình nghĩa nhất nếu so sánh với các con vật khác đã sống gần gũi với con người như trâu, bò, ngựa, heo v.v… những câu chuyện về chó đã cứu chủ trong những cơn hiểm nghèo, nếu phải kể ra, cũng không giấy bút nào có thể ghi lại cho hết được. Trong những trường hợp nguy hiểm, dù biết phải hy sinh tính mạng, chó không bao giờ bỏ chủ để thoát thân một mình, nó nhất định bảo vệ và phản công kẻ địch dù biết đó là loài dữ dằn hơn nó như beo, gấu, cọp v.v…

Và cho dù chủ có nghèo hèn, chó bị bửa đói bửa no vẫn không bao giờ tìm cao sang mà bỏ chủ. Chó thật xứng đáng với câu nói của người Tây phương “ Man’s best friend “ xin tạm dịch “ Bạn tốt nhất của con người “. Thế nhưng chó vẫn bị con người, nhiều nhất là người Á Đông đã tróc da xẻ thịt làm nhiều món nhậu khác nhau để thỏa mãn khẩu vị của họ.

Bạn đang xem: Hình ảnh chó đốm đuôi

Theo các sách tướng mệnh học được truyền lại thì người ta tin tưởng rằng: một người đàn ông khi lấy vợ, nếu người vợ có tướng vượng phu ích tử thì chắc chắn rằng người đàn ông đó sẽ được may mắn, rộng bước thênh thang trên con đường công danh sự nghiệp. Nếu như người vợ lại có tướng là mệnh phụ phu nhân thì chắc chắc ông ta sẽ được ‘tiền hô hậu ủng’ chức quan sẽ ngồi trên muôn vạn người. Còn nếu xui rủi mà gặp phải bà vợ có tướng bần nhân chi tướng thì chắc là ông ta sẽ bữa đói bửa no, và nếu bị xui xẻo hơn nữa mà gặp phải trích lệ phu quân.

Đây chỉ mới bàn luận sơ qua về tướng pháp của con người, nếu phải nói ra chi tiết thì phải cần đến cả một cuốn sách.

Tướng pháp của chó cũng vậy, theo sự nghiên cứu của người viết bài này thì cho đến nay, dù là Việt ngữ hoặc Hán văn, vẫn chưa có một cuốn sách nào chính thức bàn luận về tướng chó. Tuy nhiên vẫn có những thuật ngữ được truyền tụng trong nhân gian như sau:– Đốm đầu thì nuôi, đốm đuôi thì xực: có nghĩa là chó mà có đốm ở trên đầu thì tốt nên để nuôi, còn chó mà có đốm ở đuôi thì đó là phường hại chủ.

– Bỏ đuôi bên trái thì nuôi, bỏ đuôi bên phải thì thịt: Chó dù là đuôi dài hoặc ngắn, hoặc uốn cong lại, những lúc chó đang ở trong trạng thái tự nhiên thì đuôi sẽ nghiêng về một phía như câu trên.

Nhất một, nhì chín : người ta tin rằng chó sinh ra chỉ có một con thì con chó con đó rất quý, bởi lẽ chó mỗi lần sinh ra năm bảy con là chuyện bình thường, có khi chó sinh đến cả hơn chục con (cũng may là ông trời sinh ra con người khác với loài này). Tuy nhiên sinh cho đúng chín con cũng rất hiếm. Số 1 và 9 là số đối nhau trong Lạc thư, nên người ta tin cả hai đều tốt. Tuy nhiên theo kinh nghiệm của người viết thì không phải cả hết chín con đều tốt, mà trong đó chỉ có một hoặc vài con có tướng đặc biệt rất tốt. Để phân biệt cái tốt như thế nào? xin mời đọc giả xem xét những tướng pháp của chó sau đây:

Bạch cẩu hoàng đầu thân bối nguyệt: 

*

Là loại chó toàn thân màu trắng, đầu vàng, trên lưng có dấu ấn như hình mặt trăng tròn. Loại này thường thì mắt và mũi màu hồng hoặc đỏ hoặc nâu, ấn tròn phải nằm ở chính giữa lưng, và từ chổ cuối thân mình để mọc ra cái đuôi phải có thêm một cái ấn nữa. Đây là con chó còn có tên vương cẩu hoặc thần cẩu, nếu có nó thì chủ nhân sẽ thăng quan tiến chức rất nhanh, tiền tài tấn phát. Tuy nhiên cũng nên lưu ý rằng nếu bất cứ lý do gì mà chó chết, hoặc bỏ đi thì chủ nhà cũng bị xui xẻo theo. Đây là giống được xếp hàng đệ nhất trong tướng pháp của chó. Thông thường thì các dấu ấn mọc nghiêng một bên, rất hiếm con mọc ngay ở chính giữa lưng. Nếu chó của nhà mình sinh ra một trong những con chó có tướng quý đã nói trên, thì nên giữ con chó đó mà nuôi, vì chó tự sinh ra cho mình là điềm báo trước một sự may mắn sẽ đến, do đó nếu đem cho người khác, tức là mình sẽ không nhận được cái may đó nữa. Lẽ đương nhiên cũng phải hiểu rằng chó tự sinh ra đương nhiên là tốt hơn mình đi kiếm về.

Xem thêm: Cách Làm Chậu Xi Măng Đơn Giản Ngay Tại Nhà, Cách Làm Chậu Xi Măng Siêu Tốc, Siêu Dễ

Bối kiếm cẩu:

*

Trên lưng của chó, lông mọc xuôi từ đầu cho đến đuôi, tạo ra hình tượng một cây kiếm nằm dọc theo trên lưng, thường thì cán kiếm nằm ở phía cổ và lưỡi kiếm nằm xuôi theo từ thân cho đến đuôi, cũng có khi cây kiếm nằm trong tư thế ngược lại. Loại chó này tạo cho chủ nhà có uy quyền sinh sát. Thông thường loại chó này hợp với các vị quan làm chức Án sát, tức là chánh án bây giờ. Theo truyền thuyết thì Bao Công ( một nhân vật xử án chí công vô tư nổi tiếng trong lịch sử Trung Hoa ) có con chó này trong thời gian ông làm quan. Con chó này được xếp hạng đệ nhị cẩu tướng pháp của chó.

Bạch cẩu:

*

*

Là một loại chó toàn thân trắng như tuyết, chứ không phải là loại chó có màu trắng thường. Vì có thân hình trắng như tuyết, nên con chó này rất là đẹp. Loại này cũng rất hiếm, nên được xếp hạng đệ tam cẩu tướng. Lý do được xếp hàng thứ ba vì người nuôi con chó này, ắt hẳn trong gia đình phải có người rất xinh đẹp, nếu không thì cũng sắp sữa có con cháu rất xinh đẹp sắp chào đời, nếu là phái nữ thì giống như tiên giáng trần. Con chó này trời sinh ra để bảo vệ người đẹp chủ nhân của nó, tương truyền rằng Dương quý Phi và nàng Tây Thi ( hai trong tứ tuyệt đại giai nhân của Trung Quốc ), từ thuở nhỏ gia đình của hai bà đều có nuôi con chó này.

Hoàng cẩu:

*
là một loại chó toàn thân đều màu vàng không có những vết hoặc đốm màu khác pha trộn. loại này tương đối thường dễ gặp hơn các giống khác. Vì vậy nó phò giúp cho chủ kém hơn những con khác. Tuy nhiên nó vẫn được xếp vào loại chó có tướng tốt.

Tứ quý cẩu: là mỗi chân mọc thêm một ngón đặc biệt được gọi là đeo, đeo là một loại như ngón chân thừa, thường mọc ở trên đoạn dưới của xương ống chân, tùy thuộc vào giống chó mà có khoảng cách từ một đến ba lóng tay so với mặt đất và tuyệt đối không bao giờ mọc ra ở cùng với các ngón thông thường, cả bốn chân đều phải có như vậy mới được xem là tứ quý. Con này được xếp hạng đệ ngũ cẩu tướng.

Lưỡng câu cẩu: Chỉ có hai đeo, thông thường thì ở hai chân sau hoặc hai chân trước.

Lục hợp cẩu: Có hai đeo ở mỗi chân sau và một đeo ở mỗi chân trước, tổng cộng là sáu đeo.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *