Đồ Dùng Dạy Học Tự Làm Môn Khoa Học Lớp 5

* Để làm được biểu đồ này tôi đã chuẩn bị những nguyên liệu rất dễ kiếm, dễ làm và cũng không tốn kém :

 - SGK Toán lớp 5

 - Giấy đề can các màu, tấm bìa lịch cứng.Bạn đang xem: Đồ dùng dạy học tự làm môn khoa học lớp 5

2. Cách làm :

 Sau khi đã chuẩn bị được những nguyên liệu trên và một số nguyên liệu cần thiết khác, tôi thực hiện cách làm như sau :

 Trước tiên ta dùng compa vẽ lên bìa cứng một đường tròn có đường kính 33,2cm. Sau đó dùng kéo cắt theo đường tròn khép kín vừa vẽ ta sẽ được một hình tròn. Tương tự ta cắt tiếp lấy ba hình tròn cũng có đường kính 33,2cm.

 Sau đó ta dùng giấy đề can dán lên bìa cứng, để phía màu ra ngoài.

 


Bạn đang xem: Đồ dùng dạy học tự làm môn khoa học lớp 5

*

*

*

Xem thêm: Video: Hà Đức Chinh Ghi Bàn Thắng Đầu Tiên Tại V, Hà Đức Chinh Từ Chối Gia Hạn Với Đà Nẵng

*

*

25Download Bạn đang xem tài liệu "Bài thuyết minh đồ dùng dạy học tự làm cấp tiểu học môn toán lớp 5 tiết 100: "Giới thiệu biểu đồ hình quạt"", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD
ở trênPhòng GD&ĐT Văn Quan cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam Trường TH Tràng Sơn Độc lập- Tự do- Hạnh phúcbài thuyết minh đồ dùng dạy học tự làm cấp tiểu họcmôn toán lớp 5 tiết 100 : " giới thiệu biểu đồ hình quạt"Người thuyết minh : Sầm Thị Hoàng AnhĐơn vị công tác : Trường TH Tràng Sơn, huyện Văn Quan - Lạng SơnTên đồ dùng : "Biểu đồ hình quạt" tiết 100 " Giới thiệu biểu đồ hình quạt" (tr-101) Kính thưa các vị đại biểu , kính thưa ban giám khảo, cùng toàn thể hội thi : Năm học 2008 - 2009 với chủ đề: " Năm học đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, đổi mới quản lý tài chính và triển khai phong trào xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" và cuộc vận động: "Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo". Hưởng ứng phong trào thi đua trên ngành giáo dục tỉnh Lạng Sơn cũng đã tổ chức Hội thi đồ dùng dạy - học tự làm. Vì chúng ta đã biết rằng ,đối với các bậc học thì đồ dùng dạy học luôn có vai trò hết sức quan trọng trong giờ giảng,nó góp phần cho sự thành công lớn trong một giờ lên lớp của người GV và sự tiếp thu bài của HS. Đặc biệt đối với HS Tiểu học thì đồ dùng phục vụ trong việc giảng dạy càng quan trọng: Vì Tâm lý học đã khẳng định tư duy lứa tuổi này " Đi từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn". Đối với GV, ĐDDH chính là công cụ lao động trợ giúp cho lời giảng của GV , tiết kiệm được thời gian trong giờ dạy. Đồng thời nó góp phần đổi mới nội dung, phương pháp dạy - học, hình thành ở HS những phương pháp học tập tích cực, chủ động, sáng tạo, tự tìm tòi, khám phá ra những tri thức mới của nhân loại theo chương trình đổi mới của giáo dục " Trường học thân thiện , học sinh tích cực". Vì vậy tôi thấy cuộc thi làm đồ dùng dạy học là hết sức thiết thực và bổ ích đối với "sự nghiệp trồng người " của nghề nhà giáo. Xuất phát từ tầm quan trọng trên tôi cũng chọn cho mình một đồ dùng dạy học mang đến dự Hội thi hôm nay đó là : " Biểu đồ hình quạt", tiết 100 bài " Giới thiệu biểu đồ hình quạt " ( trang : 101 ). môn Toán lớp 5. Nhìn tổng thể đồ dùng tôi mang đến Hội thi hôm nay còn khá đơn giản. Là một giáo viên mới ra trường, kinh nghiệm trong giảng dạy chưa có nhiều, nên khi Hội thi đồ dùng dạy - học tự làm được phát động, tôi luôn tự đặt câu hỏi : " Mình nên chọn làm đồ dùng nào mang đến Hội thi để vừa phù hợp với đối tượng HS, với khu vực của địa phương mình và với riêng cá nhân tự làm ? " Sau một thời gian tôi đã quyết định chọn " Biểu đồ hình quạt" phục vụ cho môn Toán. Thật may mắn đồ dùng tôi đã được lựa chọn mang đến Hội thi để các Đ/c có thể tham khảo. Phần 11. Nguyên liệu :* Để làm được biểu đồ này tôi đã chuẩn bị những nguyên liệu rất dễ kiếm, dễ làm và cũng không tốn kém : - SGK Toán lớp 5 - Giấy đề can các màu, tấm bìa lịch cứng. - Kéo, hồ dán , nẹp tre,dao, ốc vít, kìm, thước kẻ, compa, bút chì, tẩy, băng dính.2. Cách làm : Sau khi đã chuẩn bị được những nguyên liệu trên và một số nguyên liệu cần thiết khác, tôi thực hiện cách làm như sau : Trước tiên ta dùng compa vẽ lên bìa cứng một đường tròn có đường kính 33,2cm. Sau đó dùng kéo cắt theo đường tròn khép kín vừa vẽ ta sẽ được một hình tròn. Tương tự ta cắt tiếp lấy ba hình tròn cũng có đường kính 33,2cm. Sau đó ta dùng giấy đề can dán lên bìa cứng, để phía màu ra ngoài. Ta dùng bút chì đánh dấu lấy tâm của hình tròn, dùng thước kẻ, bút chì chia hình tròn ra làm 8 phần bằng nhau, ( các hình tròn làm tương tự ). Sau đó ta dùng kéo cắt lấy một đường bán kính bất kì trên mỗi 1 hình tròn đến tâm, dùng ốc xuyên lần lượt qua điểm tâm của các hình tròn. Dùng nẹp tre dài khoảng 45- 50cm để làm tay cầm cho biều đồ.Để trang trí cho nẹp đẹp ta có thể dán giấy lên nẹp, sau đó ta căn vị trí của nẹp, khoan trước một vòng nhỏ ở nẹp tre (độ rộng vòng tròn bằng độ rộng của ốc đã xuyên qua tâm), và dùng ốc đã xuyên qua các hình tròn ấy xuyên tiếp qua nẹp (để 1 đầu nẹp ra phía ngoài biểu đồ khoảng 15-20 cm làm tay cầm), cuối cùng ta dùng kìm để vặn chặt ốc. Để sử dụng biểu đồ thuận tiện hơn tôi dùng thanh gỗ làm chân đỡ. Thế là tôi đã hoàn thành được một biểu đồ phục vụ cho giờ dạy. Phần 23. Cách sử dụng :* Với đồ dùng này tôi sẽ sử dụng cụ thể cho nội dung bài học như sau : - Cho phần giới thiệu bài : GV đứng ở vị trí trung tâm giữa bảng và cầm biểu đồ cho HS quan sát và hỏi : ? Trên tay cô đang cầm biểu đồ hình gì ? Sau khi HS trả lời hình tròn GV sẽ kết luận và nói ( kết hợp với chia tỉ lệ biểu đồ) từ biểu đồ này cô sẽ chia ra làm các phần, mỗi màu trên biểu đồ sẽ ứng với một nội dung cụ thể của bài học. Và cô goị đó là Biểu đồ hình quạt.- Tiếp tục tôi sẽ sử dụng cho phần tìm hiểu kiến thức mới của bài cụ thể ở ví dụ 1 : Tôi dùng những bông hoa cắt bằng giấy đã chuẩn bị sẵn (có ghi tên các loại SGK trong thư viện và con số ), dùng băng dính 2 mặt gắn lên biểu đồ và nói : Các em quan sát và cho cô biết : ... ? Số trên biểu đồ được ghi dưới dạng nào ? ... ? Nhìn vào biểu đồ em thấy sách giáo khoa trong thư viện được chia làm mấy loại ? .... ? Đó là những loại sách nào ? ... ? Tỉ số phần trăm của mỗi loại là bao nhiêu ? * Tương tự tôi quay thêm một màu sắc nữa tôi sẽ sử dụng cho ví dụ 2 của bài và sử dụng hệ thống câu hỏi hợp lý lô gíc để dẫn dắt HS nắm vững kiến thức trọng tâm của bài. Với đồ dùng trực quan màu sắc hấp dẫn cùng với hệ thống câu hỏi dễ hiểu, HS sẽ trả lời tốt kiến thức trọng tâm bài học. Sau khi HS trả lời xong GV kết luận và viết bảng như nội dung trong sách, cho HS đọc để nắm vững kiến thức của bài.- Tôi cũng có thể sử dụng biểu đồ này cho phần củng cố kĩ năng làm bài tập 1 và 2 trong suốt giờ học.4. Thái độ, kết quả của giờ dạy - học :* Thái độ HS : Tôi thấy, với đồ dùng tự làm này , HS rất thích thú với giờ học, xây dựng bài sôi nổi, vì các em được quan sát trực quan bằng mô hình biểu đồ động, có nhiều màu sắc, gắn liền với thực tiễn, đúng nội dung bài học .* Kết quả : Học sinh tiếp thu bài nhanh, dễ hiểu, dễ nhớ, nắm vững kiến thức, trả lời tốt các câu hỏi của GV và làm được hết các bài tập nhanh mà chính xác. Qua giờ học, lớp tôi có 12 học sinh, với đồ dùng động cộng với màu sắc đẹp, đúng trọng tâm của bài thì số HS hiểu bài đạt tỉ lệ 100 %. Bên cạnh đó với dạng biểu đồ này giáo viên có thể sử dụng cho bài ôn tập cuối năm lớp 5 bài : - Bài " Ôn tập về phân số" ( tr 148) - Bài : " Luyện tập " ( tr 171) - Bài "ôn tập về biểu đồ " ( tr 175) Lớp 4 : - Bài "phân số " ( SGK : Tr 106 ) - Bài " Phân số và phép chia số tự nhiên" ( tiếp theo ) ( tr : 109) Sử dụng cho môn Toán lớp 1, 2, 3 về nhận dạng hình . Cũng với đồ dùng này, bằng sự linh động của người GV, cắt, vẽ dán thêm một số hình tôi có thể sử dụng cho môn : - Khoa học lớp 5 bài " Cần làm gì để cả mẹ và em bé đều khoẻ" trong phần bữa ăn nên có đủ 4 nhóm thức ăn tương đương với 4 màu sắc của biểu đồ. - Chỉ sử dụng 1 màu trên biểu đồ này, cắt thêm các con số, kim đồng hồ tôi có thể sử dụng cho bài cắt dán đồng hồ của môn Thủ công lớp 3; cho môn Toán các bài toán có liên quan đến đồng hồ từ lớp 1 đến lớp 5. - Viết thêm một số mốc thời gian lịch sử, một chiếc kim đồng hồ bằng bìa cứng tôi có thể sử dụng cho phần ôn tập Lịch sử lớp 4 và 5 với trò chơi " Chiếc nón kì diệu". Tóm lại với việc sử dụng đồ dùng dạy học phù hợp với nội dung, kiến thức của bài thì sẽ giúp GV có thể khắc sâu kiến thức hơn cho HS trong giờ học, phát huy sự tư duy trừu tượng của các em và phù hợp với bậc học trong giai đoạn học tập chuyên sâu của HS Tiểu học . 5. Cách bảo quản : Biểu đồ này vì được làm bằng giấy bìa, đề can nên có thể dễ bị rách nếu không cẩn thận. Vì vậy GV nên dùng băng dính dán mép bán kính của hình tròn. Khi sử dụng xong giáo viên nên bọc kín trong túi bóng nilon, treo lên giá sách, hoặc treo lên tường và để nơi cao ráo , thoáng mát , tránh ẩm ướt , tránh ánh sáng trực tiếp của ánh mặt trời làm nhạt màu của biểu đồ, để giữ cho biểu đồ có thể dùng được trong thời gian dài . Trên đây là bài thuyết trình về đồ dùng dạy học tự làm và cách sử dụng đồ dùng ( Biểu đồ hình quạt - môn Toán - lớp 5 ) . Tôi mong được sự đóng góp ý kiến củaquý vị đại biểu, Ban giám khảo, các đồng chí GV để đồ dùng được hoàn thiện hơn. Tôi xin trân trọng cảm ơn và xin chúc hội thi hôm nay thành công tốt đẹp ./. Xác nhận phòng GD Văn Quan, ngày 27 tháng 3 năm 2009 Người viết Sầm Thị Hoàng Anh

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *